Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?
Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

#sinhmo #mangthai

Dịch chảy từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành ca sinh được gọi là sản dịch sau sinh. Sản dịch sẽ bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể có cả vi khuẩn. Tử cung sẽ co bóp để đóng các mạch máu và nhờ đó, lượng máu chảy ra ngoài giảm xuống, sau khi thai được xuất ra khỏi cơ thể. Đối với những sản phụ sinh mổ thường có chung thắc mắc như “sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?” hay “sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?”.

Thực tế, ra sản dịch sau sinh còn gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, có người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau. Sản dịch ở phụ nữ sinh mổ thường ít hơn sinh thường. “Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?”, thông thường quá trình này thường kéo dài từ 2- 6 tuần. Tuy nhiên, để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc ““sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?” hay “sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?” thì còn phải tùy vào trường hợp cụ thể.

Đặc biệt trong trường hợp sản dịch bất thường thì quá trình này sẽ diễn ra lâu lâu. Một số cách nhận biết sản dịch bất thường như:

Lượng sản dịch tăng chứ không giảm;

Có mùi hôi;

Đau vùng xương chậu;

Sản dịch sau sinh mổ ra ít hoặc không có, kèm hiện tượng sốt, bụng dưới căng tức, đau thì có thể bạn đã bị bế sản dịch;

Ngoài ra cũng cần phân biệt giữa sản dịch và băng huyết (một trong 5 bệnh hậu sản nguy hiểm).

Sau sinh khoảng 4 – 6 tuần, tử cung vẫn duy trì việc co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Đây là thời điểm vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập, cùng vi khuẩn có sẵn ở âm đạo sẽ khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm. Do đó, thay vì lo lắng ““sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?” hay “sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?”, sản phụ cần:

Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách bằng việc thường xuyên vệ sinh vùng kín với nước ấm, lau khô và thay băng vệ sinh trung bình 3 giờ/lần. Có thể dùng dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa.

Nên tắm gội bình thường với nước ấm, trong phòng kín, tắm nhanh và lau khô.

Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp sản dịch được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

8 Comments

  1. Yuki Giang Reply

    Sao bệnh Thalassemia có bài viết là điều trị ghép tế bào gốc khỏi hoàn toàn cũng chỉ sau 7 năm là bệnh lại tái mắc lại và đến 8 9 năm tỉ lệ tái mắc đến 80% việc này là sự thật à bác sĩ ơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *