Chữa gan nhiễm mỡ tại nhà như thế nào?| TS.BS Trần Thị Phương Thúy – Vinmec Times City

Chữa gan nhiễm mỡ tại nhà như thế nào?| TS.BS Trần Thị Phương Thúy –  Vinmec Times City
Chữa gan nhiễm mỡ tại nhà như thế nào?| TS.BS Trần Thị Phương Thúy –  Vinmec Times City

#gannhiemmo #xogan #viemgan

Theo thống kê, có tới 20-30% người Việt Nam bị gan nhiễm mỡ, nghĩa là cứ 10 người thì 2 – 3 người mắc căn bệnh này. Chính vì thế “cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà như thế nào?” hay “gan nhiễm mỡ trị gì hết?” là thắc mắc của rất nhiều người.

Thực tế, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể bắt đầu cải thiện tình trạng bệnh thông qua thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và áp dụng đúng cách giảm gan nhiễm mỡ.

Theo T.s, B.s Trần Thị Phương Thúy – Vinmec Times City, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng và các tổn thương có thể hồi phục được nên khi điều chỉnh sớm sẽ tránh được các hậu quả nặng nề như xơ gan và ung thư gan.

Với thắc mắc “cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà như thế nào?” hay “gan nhiễm mỡ trị gì hết?”, T.s, B.s Trần Thị Phương Thúy – Vinmec Times City cho rằng, gan nhiễm mỡ là bệnh lý do 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra: Gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu:

Gan nhiễm mỡ do rượu: Nếu người bệnh không từ bỏ rượu thì sẽ không thể áp dụng cách giảm gan nhiễm mỡ và không thể điều trị được.

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Liên quan đến các bệnh lý chuyển hóa như thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu…Những rối loạn chuyển hóa này đều liên quan đến dinh dưỡng, thể dục, do đó nếu muốn áp dụng cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà thì cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, lối sống tại nhà.

Để đảm bảo an toàn thì người bệnh không nên tự ý áp dụng cách giảm gan nhiễm mỡ tại nhà mà cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với người mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thì có thể áp dụng cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà mà vẫn khỏi được. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 thì ngoài việc áp dụng cách giảm gan nhiễm mỡ còn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để áp dụng hiệu quả cách giảm gan nhiễm mỡ tại nhà, người bệnh cần lưu ý như sau:

Kiểm soát việc ăn uống;
Đặt ra giới hạn mức bia rượu nạp vào cơ thể;
Vận động 30 phút/ngày;
Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái;

Tóm lại, nếu bạn là người có các nguy cơ bị gan nhiễm mỡ hoặc từng bị gan nhiễm mỡ thì đừng quên khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng và chú ý sự thay đổi theo dõi chỉ số này để lá gan của mình khỏe mạnh. Đặc biệt, khi các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau nhẹ hạ sườn phải…. trở nên trầm trọng hơn nên đến chuyên gia khám lại!

8 Comments

  1. Dang Quang Reply

    Tôi có uống bia rượu đâu cũng bị gan nhiẽm mỡ vậy, thì chắc đổ cho ăn những thức ăn trên, vậy thì tôi ăn gì, sao khoa học không nhìn nhận theo một hướng khác là gan đã nhiễm độc từ thuốc trừ sau, từ thủy ngân, từ Flo, clo trong nước ….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *