F0, F1 cách ly tại nhà cần lưu ý gì để nâng cao sức khỏe| TS.BS Hồ Thu Mai, BV Vinmec Times City

F0, F1 cách ly tại nhà cần lưu ý gì để nâng cao sức khỏe| TS.BS Hồ Thu Mai, BV Vinmec Times City
F0, F1 cách ly tại nhà cần lưu ý gì để nâng cao sức khỏe| TS.BS Hồ Thu Mai, BV Vinmec Times City

#covid19 #F0covid #F1covid

Trước tình hình dịch ngày càng diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người dân nên tự là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, mỗi gia đình là một pháo đài ngăn không cho dịch lây lan ra cộng đồng. Với những gia đình có F0, F1 không có triệu chứng lâm sàng, được chỉ định thực hiện cách ly tại nhà, ngoài các biện pháp phòng tránh dịch đã được đề nghị, một trong những yếu tố then chốt cực kỳ quan trọng được tất cả các bác sĩ khuyến nghị là nên tự nâng cao sức khỏe thông qua ăn uống, sinh hoạt và luyện tập ngay tại nhà. Dưới đây, TS.BS Hồ Thu Mai – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Vinmec Times City chia sẻ 1 số phương pháp đơn giản và cần thiết để bạn và gia đình có thể áp dụng ngay.

1. Đảm bảo vệ sinh khu vực cách ly, giữ khoảng cách với người chăm sóc

Luôn giữ đúng khoảng cách ít nhất 2m giữa các thành viên trong gia đình. Nếu là NGƯỜI NGHI NHIỄM thì cần phải có phòng riêng để tránh tiếp xúc với các thành viên còn lại. Thường xuyên khử khuẩn tay đúng cách bằng cồn sát khuẩn hoặc xà phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các thời điểm cần khử khuẩn/vệ sinh tay là trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn, trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho/hắt hơi, sau khi tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt.

Đeo khẩu trang y tế thường xuyên nhất là những gia đình có F0 được cách ly tại nhà. Chọn khẩu trang y tế phù hợp. Khi đeo khẩu trang thì phải đeo kính mũi, che kín 2 bên mặt và không có khe hở, có gọng mũi để gập sát sống mũi. Không nên đeo một lúc 2 khẩu trang dùng một lần. Nếu dùng khẩu trang tái sử dụng thì nên dùng loại vải thoáng khí, dệt khít, có 2-3 lớp và có ngăn chứa miệng lọc bên trong.

Thường xuyên khử khuẩn bề mặt đồ dùng, các vật dụng trong gia đình, nền nhà, tường, bàn ghế, khu bếp, khu vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày và theo 2 bước. Bước 1: làm sạch bằng chất tẩy rửa và để khô tự nhiên, bước 2: khử trùng. Khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày với tay nắm cửa, công tắc điện, tay vịn cầu thang, bảng điện tử, chậu rửa, toilet.

Môi trường trong nhà cần có thông khí tốt bằng cách mở cửa sổ và sử dụng quạt hoặc máy lọc không khí.

Để đảm bảo an toàn sinh hoạt tại nhà, các thành viên cần biết

1. Dành phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng cho người nghi nhiễm. Không di chuyển cùng không gian và không dùng chung đồ dùng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.

2. Giữ khoảng cách tối thiểu cho các thành viên khác trong gia đình
Vệ sinh vật dụng của người nghi nhiễm: Mang găng tay khi nấu ăn và vệ sinh vật dụng cho người nghi nhiễm, rửa bát đĩa và vật dụng bằng xà phòng và nước nóng, tháo găng và rửa tay sau khi hoàn tất.
Giặt giũ: Đeo găng tay và khẩu trang khi xử lý đồ giặt cho người nghi nhiễm, vệ sinh và khử khuẩn khay/giỏ đựng quần áo, giặt bằng nhiệt độ ấm nhất có thể và phơi khô hoàn toàn, có thể giặt chung đồ của người nghi nhiễm với đồ của các thành viên khác. Rửa và sát khuẩn tay sau khi xử lý xong đồ của người nghi nhiễm.
Xử lý chất thải: Phân loại rác thải nguồn, thu gom và xử lý rác hàng ngày, thùng rác phải có nắp đậy và để ở chỗ thuận tiện. Người nghi nhiễm phải có thùng rác riêng và có bao lót. Sử dụng găng tay khi xử lý rác. Rửa tay sạch và sát khuẩn sau khi vứt rác vào thùng.

2. Chế độ dinh dưỡng
Người nghi mắc Covid 19 thường chán ăn, mệt mỏi và đôi khi có mất vị giác do đó cần đặc biệt lưu ý đến bữa ăn hàng ngày khi chăm sóc cho người nghi nhiễm và các thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc dinh dưỡng để chăm sóc cho các thành viên gia đình có người nhiễm Covid tự cách lý tại nhà là đảm bảo đủ năng lượng, đủ 4 nhóm chất là chất Đạm, chất Bột đường, chất Béo, vitamin và khoáng chất. Ăn đủ 3 bữa chính và có thể ăn thêm các bữa phụ. Đảm bảo đa dạng thực phẩm.
Uống đủ nước là điều rất quan trọng. Lượng nước trung bình từ 1,2 đến 1,5 lít (không kể từ các bữa ăn). Lưu ý với người già và trẻ em cần bổ sung nước thường xuyên, không đợi có cảm giác khát.

Nên ăn chín, uống sôi về tránh các bệnh gây ra do thực phẩm

3. Tâm lý khi ăn uống
Nên giữ tinh thần thoải mái nhất là người nhiễm Covid. Có thể cùng ăn từ xa với các thành viên khác trong gia đình qua các ứng dụng như Zalo, Facetimes…Không nên quá lo lắng về bệnh, suy nghĩ tiêu cực, trách móc người lây bệnh.

4. Nếu trở thành F0 chúng ta cần làm gì?
Nếu bạn là người có nguy cơ cao như bị béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh lý nền đang được điều trị thì cần báo với y tế phường ngay để chuẩn bị cách ly. Các trường hợp tự cách ly tại nhà cần chuẩn bị thực phẩm có chứa nhiều vitamin nhất là vitamin C như rau, củ, quả và các thực phẩm bổ sung vitamin; nước súc miệng như nước muối sinh lý, nước súc miệng sát khuẩn; Thuốc hạ sốt Paracetamol, lưu ý không sử dụng thuốc có cafein vào chiều tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ; thuốc ho, thuốc trị tiêu chảy; Túi rác có dán nhãn hoặc ghi “Chất tải nguy cơ chứa SARS-CoV-2”; Thiết bị theo dõi sức khỏe: nhiệt kế, máy đo SpO2, điện thoại thông minh có cài đặt wugs dụng khai báo sức khỏe hàng ngày.

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *