TIẾP NỐI CÂU CHUYỆN DÀI KỲ MANG TÊN “KINH TẾ GIA ĐÌNH”

TIẾP NỐI CÂU CHUYỆN DÀI KỲ MANG TÊN “KINH TẾ GIA ĐÌNH”
TIẾP NỐI CÂU CHUYỆN DÀI KỲ MANG TÊN “KINH TẾ GIA ĐÌNH”

Trong một bài viết chia sẻ về quan điểm kinh tế gia đình của bạn Linh (xin lỗi nếu mình có nhầm tên bạn 😭), mình có đặc biệt chú ý đến một câu “Một cách để không bị đồng tiền chi phối là chọn bạn đời có mức độ tự chủ và phương châm tài chính tương đương. Ví dụ người sởi lởi thì nên chọn người cũng sởi lởi, tiết kiệm thì nên đi cùng tiết kiệm”. Vậy sởi lởi và tiết kiệm có đi cùng với nhau được không ???

Mình là tuýp người tiết kiệm. Theo nghĩa tiêu cực thì mọi người có thể nghĩ mình là tuýp rót nước mắm không thừa một giọt =)))))) Còn theo hướng tích cực thì có thể hiểu mình là người quản lý chi tiêu cá nhân rõ ràng với từng mục “chi tiêu cần – chi tiêu muốn – tiết kiệm”.
“Anh bạn thân” của mình thì hoàn toàn ngược lại. Không phân biệt nổi đâu là khoản bắt buộc phải chi, đâu là khoản không chi cũng được. Có khi tiền tiêu xong cũng không nhớ mình đã tiêu vào việc gì =)))))))
Vậy mà chúng mình vẫn chung sống được hoà bình với nhau suốt mấy năm qua đó.

1. Trình bày rõ quan điểm tài chính cá nhân

Mỗi người sẽ có quan điểm tài chính riêng, có người sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu biết tích luỹ cho tương lai (như mình) hoặc có người sẽ sống kiểu yolo (như anh nhà mình). Lúc mới bắt đầu, bọn mình cãi nhau triền miên vì vấn đề này. Mỗi lần thấy ông ấy tiêu linh ta linh tinh là mình lại la ầm lên (dù ổng tự tiêu tiền của ổng). Mình luôn tự nghĩ trong đầu “sao mình có thể lấy cái ông làm 10 đồng, ăn đến 9 này được” =))))))
Để giải quyết những cãi vã không đáng có đó, mình chọn cách trình bày rõ quan điểm tài chính cá nhân của mình với anh. Ví dụ như em sẽ mua cái này cái kia vào năm bao nhiêu tuổi, bao nhiêu tuổi ta sẽ nghỉ hưu, lúc đó ta cần bao nhiêu tiền, hay thẳng thẳn yêu cầu em cần anh góp bao nhiêu % lương của mình cho kế hoạch nghỉ hưu sớm của chúng ta, blabla… Và ngoài dự đoán của mình, ổng nghe răm rắp, tháng nào lấy lương cũng góp tiền vào quỹ đầu tư của hai đứa.

2. Tiền anh anh tiêu, tiền em em tiêu và hãy tự lập ra mục tiêu cho riêng mình

Cái này thì hoàn toàn là lý do cá nhân, bởi vì mình ghét việc phải tính tính toán toán. Quản lý chi tiêu của mình thôi đã đủ mệt mỏi lắm rồi, thời gian đâu mà quản lý cho ổng. Nên bọn mình, ai quản lý chi tiêu của người đó.
Bọn mình hay đùa nhau “sau này có con cũng vậy, tiền chồng chồng tiêu, tiền vợ vợ tiêu, con bú mẹ không mất tiền nên khỏi phải lo” =)))))
Nói giỡn vậy thôi chứ… bọn mình tự tiêu thật. Mình sẽ lên kế hoạch tháng này cần bao nhiêu tiền sinh hoạt phí, anh sẽ phải đóng từng đó tiền. Đưa tiền để em cho vào quỹ đầu tư, còn còn lại anh tự giữ, tiêu thế nào là việc của anh.
Bọn mình cũng tự đặt ra mục tiêu riêng, như anh thì có mục tiêu là mua xe. Anh tiêu hoang thì mục tiêu của anh còn lâu mới đạt được, thế thôi. Và thay cho việc đay nghiến vì “mày tiêu hoang làm bà mãi không có xe hơi đi” thì mình vẫn đang vui vẻ vì tụi mình giờ mỗi đứa một chiếc xe đạp, không ai tranh của ai =)))))))

Mình nghĩ sẽ không có lời khuyên nào là hoàn hảo, vì có thứ sẽ đúng với người này, không đúng với người khác. Mỗi người sẽ phải tự soi chiếu cuộc đời mình và tìm cho mình một câu trả lời thoả đáng nhất.
Cũng như vậy, một người tiết kiệm không phải là không thể đi đường dài cùng một người tiêu hoang. Cái chính là mình sẽ “xử” cái kẻ tiêu hoang đó thế nào. Liệu mình có đang áp đặt tư tưởng của mình vào người khác một cách quá đáng không? Liệu họ có thể lắng nghe, cùng thay đổi với mình hay không? Điều đó hãy để cho con tim mình cảm nhận, chị em nhé. Chứ còn vừa tiêu hoang, vừa gia trưởng thì… kiếp này coi như bỏ chị em ạ =))))))

Thôi chém gió thế thôi, chứ các chị em xem ảnh dưới là biết nhà mình thế nào. Hì hục viết lá thư tình dài mấy trang, mà ổng chỉ hỏi mỗi câu “(trong phong bì thư) không có tiền à” =))))))))

Group Yêu Bếp: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/

23 Comments

  1. Viet Anh Lê Reply

    Thanh niên 22 chưa vợ, đầu tháng vẫn cứ phải vạch rõ các nguồn thu, chi. Dự trù các khoản du lịch, mua sắm, ăn uống.
    Ước mơ sau này lấy đc bà vợ như chị chủ tus để giao lại lương và quản lí chi tiêu, được sống giống a chồng, chứ cứ phải tính toán tiền nong mệt quá :((

  2. Admin Yêu Bếp Reply

    Ôi tôi vui quá! Các bạn đóng góp các bài viết thật sự siêu chất lượng, quan điểm rất đa dạng và mỗi người đều đã có cách trình bày quan điểm vô cùng văn minh! Thuyết phục! 10 điểm ạ! <3 Cảm ơn chủ thớt <3

  3. Nguyễn Phương Dung Reply

    Tôi thấy tiền ai nấy tiêu thì sởi lởi hay tiết kiệm đều lấy nhau được các bác ạ, cái chính là người biết điều, hiểu truyện thôi. Ví như các mẹ bỉm sữa ko nên ở nhà trông con và trông chờ vào đồng lương của chồng, bằng mọi giá hãy để mình kiếm đươc tiền, còn các ông chồng nên đỡ đần việc nhà con cái cho vợ, tạo điều kiện cho vợ đc đi làm.

  4. Ha Pham Reply

    Nhà bạn giống quan điểm nhà mình! Tiền ai nấy giữ, tự quản lý chi tiêu, có con thì khoản nào gộp chung thì gộp cho con, còn lại vẫn giữ không gian riêng cho mỗi người, tôn trọng nhau.

  5. Phương Hiền Trần Reply

    Nhà em 2 vc lấy nhau 1.5 năm cũng thế, Tiền ai nấy tiêu vì mỗi người có những công việc riêng chi phối. Chồng có cách đầu tư riêng, vợ có cách đầu tư riêng, mỗi người có mục đích chi tiêu riêng. 1 tháng chồng nộp đủ sinh hoạt phí là xong. Thêm nữa nếu bản thân không có thu nhập, cứ chăm chăm thu hết lương của chồng để chi tiêu thì tự em cảm thấy mất đi lòng tự tôn của mình lắm :))

  6. Ng Thu Hà Reply

    Nhà em thì có bao nhiêu chồng em đưa hết ông giữ lại bao nhiêu e cũng k quan trọng. Bt e hay để 1 trong ngân hàng 1 để ở tủ. 2 đứa cần gì thì ra tủ lấy. Tiêu gì to hay kể cả biếu bố mẹ cho ai vay thì cùng hỏi ý kiến nhau. Chồng cần nhiều tiền thì bảo em chuyển khoản. Bọn e tiêu chung nhưng e thấy cũng k nặng nề lắm. Chồng em hầu như em thích làm gì mua gì đều ủng hộ. Còn rạch ròi quá đôi khi cũng mất hay. Nói tóm lại tiêu riêng hay tiêu chung nó nằm ở sự tự giác vs lại sự hiểu nhau

  7. Nghé Bống Reply

    Chủ thớt đi đúng đường rồi đấy. Nhà mình 25 năm nay, ngoài khoản chồng đóng góp vào quỹ chung, khoản ổng để ngoài tiêu riêng mình ko bao giờ nhòm ngó, ổng có thể giúp đỡ họ hàng, biếu phụ huynh, làm gì cũng được. Tiền mình quản, hàng tháng mình luôn nói rõ tiêu hết bao nhiêu để dành bao nhiêu. Cho nên nhà mình có va chạm gì chứ ko bao giờ va chạm về tiền bạc. Đến bây giờ là hoàn thành hết các mục tiêu đã đặt ra, có thể nghỉ việc dắt nhau đi chơi được rồi

  8. Nguyen Giang Reply

    Nhà mình giờ cũng góp vào, ck giữ lại 1 khoản cố định chi tiêu cá nhân trong tháng. Tiêu đủ thì còn, tiêu nhiều thì hết, kệ thui. Việc chung to nhỏ thì quỹ chung bỏ ra rồi. Mình Cũng đỡ đau đầu hơn vì ck mình cũng như ck chủ tus: kiếm được nhưng không tự quản lý được chi tiêu

  9. Hoa Nguyen Reply

    Trường hợp nhà e cũng giống như chủ tus .Tiền ai người nấy tiêu vì mỗi người kinh doanh một mảng khác nhau.Mình mà cầm hết về một mối có khi cầm 5 lại phải bỏ vốn ra 10 nên thôi ko cầm cho đỡ mệt. Tiền chồng chi tiêu việc nhỡ nhỡ. Tiền vợ chi tiêu ăn uống, học hành các kiểu abcz trong nhà hết.Tiền mua sắm , xây dựng …thì có khoản thu thụ động từ nhà trọ , quán thuê do vợ quản lý. Nên nói thật nhà e chả ai biết được người kia có bao nhiêu tiền. Thấy mua gì to to là biết có tiền hay ko thôi. Nhiều khi nghĩ cũng ngộ ghê.

  10. Pham Xuan Reply

    Nhà mình thì ck làm bao nhiêu đưa vợ hết tin tưởng lắm vì vợ làm kế toán mà. Ai ngờ gặp đúng con vợ tiêu hoang và tiêu linh tinh ấy thế mà vẫn tin tưởng nên chưa cãi nhau vì tiền bao giờ

  11. Trần Ngọc Thùy Reply

    quan điểm của chủ thớt y xì như của em, hai vk ck em là tiền ai nấy tiêu, hồn ai nấy giữ, em ko ràng buộc gì ck, ảnh cũng phải tự đặt ra mục tiêu mà phấn đấu, tiêu không khéo thì tự khắc xót ví mà bóp lại chứ e ko quản lý. hê hê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *